TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ “MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG Ở MIỀN NÚI”
Năm 2018, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã đấu thầu thành công và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Bộ: “Mô hình phát triển thể dục thể thao quần chúng ở miền núi”. Đây là 1 trong 10 đề tài thuộc chương trình Nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thể dục thể thao quần chúng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”. Đề tài được triển khai trong 24 tháng (từ 1/2018-12/2019), với tổng kinh phí là 470 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, được thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần. Đề tài do PGS.TS. Đỗ Hữu Trường, Phó trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là chủ nhiệm.
Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Các thành viên tham gia nghiên cứu:
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đỗ Hữu Trường
Thư ký đề tài: TS. Mai Thị Bích Ngọc
Thành viên ban chủ nhiệm: TS. Phạm Thế Vượng; TS. Phạm Đức Toàn; TS. Trần Anh Vương; TS. Nguyễn Ngọc Anh; ThS. Trần Văn Trường; TS. Trường Đức Thăng; TS. Phạm Tuấn Dũng; TS. Vũ Quỳnh Như.
Thành viên tham gia nghiên cứu: Bà Lê Thị Tuyết Thương.
Các tổ chức chính phối hợp thực hiện đề tài: Vụ Thể dục thể thao Quần chúng - Tổng cục TDTT; Viện Khoa học Thể dục thể thao; Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Tỉnh Sơn La; Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Tỉnh Hà Giang; Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện Thể dục thể thao Tỉnh Nghệ An; Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Tỉnh Quảng Ngãi; Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Tỉnh Đăk Lăk và Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao Tây Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng phát triển Thể dục thể thao quần chúng ở miền núi;
- Xây dựng mô hình phát triển Thể dục thể thao quần chúng ở miền núi.
Các nội dung nghiên cứu cơ bản:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về TDTT quần chúng ở miền núi
2. Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển TDTT quần chúng ở miền núi
3. Đánh giá thực trạng phát triển TDTT quần chúng ở miền núi
4. Xây dựng và kiểm chứng mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi
5. Giải pháp triển khai mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi
Quy mô khảo sát: Tiến hành khảo sát thực tế tại 6 tỉnh miền núi thuộc 3 miền Bắc, Trung và Nam.
+ Các tỉnh miền núi thuộc miền Bắc: Lựa chọn khảo sát 1 tỉnh thuộc Đông Bắc và 1 tỉnh Thuộc Tây Bắc gồm: Tỉnh Hà Giang và Tỉnh Sơn La
+ Các tỉnh miền núi thuộc miền Trung: Lựa chọn khảo sát 1 tỉnh thuộc khu 4 cũ , 1 tỉnh thuộc miền Nam cũ, 1 tỉnh thuộc Tây Nguyên gồm: Tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Đắk Lắk
+ Các tỉnh miền núi thuộc miền Nam: Lựa chọn khảo sát tỉnh Tây Ninh.
Các sản phẩm nghiên cứu chính: 05 Báo cáo nội dung nghiên cứu chuyên môn; Báo cáo khoa học của đề tài: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt; Báo cáo kiến nghị của đề tài; 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học trong nước; Kỷ yếu hội thảo khoa học; Hỗ trợ 02 học viên cao học.
Hiện đề tài đã và đang được triển khai theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt./.